DẪN VÀO KINH THÁNH 2
Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014
Bài 2: GIAO ƯỚC
6. H. Giao ước là gì?
T. Giao ước là lời cam kết giữa hai bên về những gì mà họ phải làm cho nhau: Cam kết này có thể thực hiện giữa:
- Hai bên bình đẳng (như giữa vợ chồng trong hôn nhân).
- Hoặc, hai bên không bình đẳng (như giữa phe thắng và phe thua trận, hay giữa Thiên Chúa và loài người…).
7. H. Giao ước trong Kinh Thánh có những ý nghĩa gì?
T. Giao ước trong Kinh Thánh chỉ mối tương giao hay liên kết mà Thiên Chúa thiết lập:
- Hoặc với toàn thể loài người trong bản thân ông NÔÊ (St 9, 9-17);
- Hoặc với một người, như ông Abraham (St 15, 18) hoặc vua Đavít (Tv 89, 4-5);
- Hoặc với một dân tộc Israel (Xh 19, 5-6), giao ước ấy luôn luôn có kèm theo một lời hứa và thường được kí kết bằng một hi lễ (St 15, 7-19; Xh 24, 3-8).
8. H. Giao ước giữa Thiên Chúa và loài người có nội dung như thế nào?
T. Nội dung chính yếu của Giao ước này là:
a. Về phía Thiên Chúa: Ngài cam kết thương yêu và cứu chuộc loài người;
b. Về phía loài người (Israel là đại diện): công nhận Đức Giavê là Thiên Chúa độc nhất, phải tôn thờ và sống theo Luật người ban hành.
9. H. Việc thực hiện giao ước đó như thế nào?
T. Về phía Thiên Chúa, Ngài luôn trung thành; còn về phía loài người, họ đã nhiều lần vi phạm, bất trung. Thiên Chúa đã sai các ngôn sứ đến nhắc nhở, cảnh tỉnh và răn đe để kêu gọi họ (Israel) sám hối. Khi họ ngoan cố, Thiên Chúa trừng phạt để cảnh tỉnh họ trở về cùng Ngài.
10. H. Giao ước đó có được lặp lại và hoàn chỉnh không?
T. Có. Qua dòng lịch sử cứu độ, Giao ước đó được lặp lại và hoàn chỉnh nhiều lần qua các trung gian:
a. Nôê (x. St 9, 11)
b. Abraham (x. St 15, 14)
c. Môsê (x. Xh 19, 24)
d. Đavít (x. 2 Sm 7-14)
e. Hoàn tất nơi Đức Giêsu Kitô (Giao Ước mới)
11. H. Khi nói về Giao ước cũ (Cựu Ước), người ta thường hiểu về Giao ước nào?
T. Đó là Giao ước mà Thiên Chúa đã kí kết với dân Israel tại Núi Sinai do ông Môsê làm trung gian vào khoảng thế kỉ 13 TCN.
12. H. Giao ước mới là Giao ước nào?
T. Đó là Giao ước mà Thiên Chúa nhờ các ngôn sứ loan báo sẽ thiết lập vào thời cuối cùng (x. Gr 31, 31-34) và được hoàn thành qua cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá. Giao ước ấy liên hệ đến toàn thể loài người. (x. Mt 26, 28).
13. H. Sống trong Giao ước mới, chúng ta phải làm gì?
T. Được hưởng ơn cứu độ do giá máu của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta phải biết đón nhận tình thương của Thiên Chúa, luôn trung thành với Người bằng cách sống theo Lời Người dạy.
6. H. Giao ước là gì?
T. Giao ước là lời cam kết giữa hai bên về những gì mà họ phải làm cho nhau: Cam kết này có thể thực hiện giữa:
- Hai bên bình đẳng (như giữa vợ chồng trong hôn nhân).
- Hoặc, hai bên không bình đẳng (như giữa phe thắng và phe thua trận, hay giữa Thiên Chúa và loài người…).
7. H. Giao ước trong Kinh Thánh có những ý nghĩa gì?
T. Giao ước trong Kinh Thánh chỉ mối tương giao hay liên kết mà Thiên Chúa thiết lập:
- Hoặc với toàn thể loài người trong bản thân ông NÔÊ (St 9, 9-17);
- Hoặc với một người, như ông Abraham (St 15, 18) hoặc vua Đavít (Tv 89, 4-5);
- Hoặc với một dân tộc Israel (Xh 19, 5-6), giao ước ấy luôn luôn có kèm theo một lời hứa và thường được kí kết bằng một hi lễ (St 15, 7-19; Xh 24, 3-8).
8. H. Giao ước giữa Thiên Chúa và loài người có nội dung như thế nào?
T. Nội dung chính yếu của Giao ước này là:
a. Về phía Thiên Chúa: Ngài cam kết thương yêu và cứu chuộc loài người;
b. Về phía loài người (Israel là đại diện): công nhận Đức Giavê là Thiên Chúa độc nhất, phải tôn thờ và sống theo Luật người ban hành.
9. H. Việc thực hiện giao ước đó như thế nào?
T. Về phía Thiên Chúa, Ngài luôn trung thành; còn về phía loài người, họ đã nhiều lần vi phạm, bất trung. Thiên Chúa đã sai các ngôn sứ đến nhắc nhở, cảnh tỉnh và răn đe để kêu gọi họ (Israel) sám hối. Khi họ ngoan cố, Thiên Chúa trừng phạt để cảnh tỉnh họ trở về cùng Ngài.
10. H. Giao ước đó có được lặp lại và hoàn chỉnh không?
T. Có. Qua dòng lịch sử cứu độ, Giao ước đó được lặp lại và hoàn chỉnh nhiều lần qua các trung gian:
a. Nôê (x. St 9, 11)
b. Abraham (x. St 15, 14)
c. Môsê (x. Xh 19, 24)
d. Đavít (x. 2 Sm 7-14)
e. Hoàn tất nơi Đức Giêsu Kitô (Giao Ước mới)
11. H. Khi nói về Giao ước cũ (Cựu Ước), người ta thường hiểu về Giao ước nào?
T. Đó là Giao ước mà Thiên Chúa đã kí kết với dân Israel tại Núi Sinai do ông Môsê làm trung gian vào khoảng thế kỉ 13 TCN.
12. H. Giao ước mới là Giao ước nào?
T. Đó là Giao ước mà Thiên Chúa nhờ các ngôn sứ loan báo sẽ thiết lập vào thời cuối cùng (x. Gr 31, 31-34) và được hoàn thành qua cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá. Giao ước ấy liên hệ đến toàn thể loài người. (x. Mt 26, 28).
13. H. Sống trong Giao ước mới, chúng ta phải làm gì?
T. Được hưởng ơn cứu độ do giá máu của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta phải biết đón nhận tình thương của Thiên Chúa, luôn trung thành với Người bằng cách sống theo Lời Người dạy.
TÒA GIÁM MỤC XUÂN LỘC
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét