DẪN VÀO KINH THÁNH 7
Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014
Bài 7: KHUNG CẢNH LỊCH SỬ DÂN DO THÁI THỜI CHÚA GIÊSU
38. Chúa Giêsu sinh ra ở đâu?
T. Chúa Giêsu sinh ra ở Bêlem, trong xứ Giuđêa, nước Palestin.
39. H. Palestin là miền đất nào?
T. Palestin là miền đất nằm ở Trung Đông. Tên gọi và biên giới đã thay đổi tùy theo thời cuộc:
(1) Thời Tổ phụ Abraham: gọi là đất Canaan;
(2) Khi dân Philitinh chiếm: gọi là Palestin;
(3) Khi dân Israel chiếm lại được thì lập ra nước Israel;
(4) Sau thời Salômôn, nước bị chia đôi: miền Bắc gọi là Israel, miền Nam thuộc chi họ Giuđa nên gọi là Giuđêa (Do Thái).
(5) Vào năm 587 trước Công nguyên, Giêrusalem bị thất thủ, người ngoại quốc đến cư ngụ ở miền Trung làm thành một dân pha trộn gọi là Samaria;
(6) Từ năm 1948 sau Công nguyên đến nay, người Do Thái tiếp tục trở về Palestin để tái lập Israel.
40. H. Thời Chúa Giêsu, Palestin như thế nào?
T. Palestin thời Chúa Giêsu có diện tích khoảng 30.000 km2, phía Tây giáp Địa Trung Hải, phía Đông có sông Giođan xuyên qua hồ Tibêria và chảy vào Biển Chết, phía Nam giáp Ai Cập và Êthiôpia, phía Bắc giáp xứ Siria và Liban.
41. H. Thời ấy, Palestin chia làm mấy miền?
T. Palestin là một xứ đồi núi chia làm 3 miền vào thời Chúa Giêsu:
- Miền Bắc gọi là Galilê, là miền cao nguyên có người Do Thái và Dân Ngoại sống chung, buôn bán thịnh vượng;
- Miền Trung gọi là Samari, do Dân Ngoại chiếm ngụ, không đồng tôn giáo với người Do Thái;
- Miền Nam gọi là Giuđê do người Do Thái chính tông cư ngụ.
42. H. Tình hình chính trị của Palestin thời Chúa Giêsu thế nào?
T. Vào thời Chúa Giêsu, Palestin là một thuộc địa của đế quốc Rôma chia làm 3 miền do các nhà cầm quyền Rôma cai trị:
- Miền Bắc do vua Hêrôđê Antipa cai trị;
- Miền Samari và Giuđê do vua Akhêlao cai trị, sau bị truất phế, Rôma đặt một Tổng trấn cai trị. Thời Chúa Giêsu, đó là Phongxiô Philatô.
42. H. Cơ quan nào giữ quyền bính tối cao trên dân Do Thái?
T. Về mặt tôn giáo, dân Do Thái được hướng dẫn bởi Hội đồng Tối Cao gồm 71 thành viên được tuyển chọn giữa các Vị Thượng Tế, Ký Lục và Kỳ Lão đương nhiệm.
Hội đồng Tối Cao Do Thái có nhiệm vụ gìn giữ trật tự chung, điều hành đời sống tôn giáo, có quyền thu vài thứ thuế và có quyền xét xử.
43. H. Giới lãnh đạo thời Chúa Giêsu gồm những ai?
T. Giới lãnh đạo Do Thái gồm:
- Thầy Thượng Tế: trước thời vua Hêrôđê, chức Thượng Tế có tính cách cha truyền con nối. Nhưng về sau, chính quyền Rôma dành toàn quyền áp đặt vị Thượng Tế nào có lợi cho họ. Chức vụ này không tồn tại sau khi Giêrusalem bị phá hủy vào năm 70;
- Các Kỳ Lão: là các trưởng gia đình có thế giá, nắm giữ một số quyền bính thuộc phạm vi dân sự và tôn giáo.
- Các Ký Lục: Thời Chúa Giêsu, đó là những chuyên viên về Kinh Thánh Cựu Ước.
44. H. Sách Tân Ước nói đến mấy bè phái trong dân Do thái?
T. Hai bè phái: các Pharisêu (hay Biệt phái) và các Sađukhê.
45. H. Các Pharisêu là ai?
T. Pharisêu có nghĩa là đứng riêng ra, gồm một số người Do Thái nhiệt thành sùng đạo. Họ rất thông thạo luật Môsê và thông suốt các truyền thống tiền nhân. Họ tự buộc mình và buộc người khác phải giữ Lề Luật một cách tỉ mỉ và khắt khe đến nỗi gần như giả hình. Họ chú trọng đặc biệt tới luật nghỉ ngày Sa Bát, tin linh hồn bất tử và xác sẽ sống lại. Trong số các Ký Lục và Luật sĩ có đông người Biệt phái. Họ không tiếp tay cho người Rôma thống trị nên rất được lòng dân và có uy tín trên dân.
46. H. Các Sađukhê là ai?
T. Các Sađukhê là nhóm thuộc dòng Sađốc, thầy Tư Tế thời vua Đavít (x. 2 Sm 8, 17; 1 V 1, 34). Nhóm này thuộc thành phần giàu có, lại chạy theo ngoại bang nên ít được dân chúng tín nhiệm. Họ không tin linh hồn bất tử, không tin hạnh phúc đời sau.
38. Chúa Giêsu sinh ra ở đâu?
T. Chúa Giêsu sinh ra ở Bêlem, trong xứ Giuđêa, nước Palestin.
39. H. Palestin là miền đất nào?
T. Palestin là miền đất nằm ở Trung Đông. Tên gọi và biên giới đã thay đổi tùy theo thời cuộc:
(1) Thời Tổ phụ Abraham: gọi là đất Canaan;
(2) Khi dân Philitinh chiếm: gọi là Palestin;
(3) Khi dân Israel chiếm lại được thì lập ra nước Israel;
(4) Sau thời Salômôn, nước bị chia đôi: miền Bắc gọi là Israel, miền Nam thuộc chi họ Giuđa nên gọi là Giuđêa (Do Thái).
(5) Vào năm 587 trước Công nguyên, Giêrusalem bị thất thủ, người ngoại quốc đến cư ngụ ở miền Trung làm thành một dân pha trộn gọi là Samaria;
(6) Từ năm 1948 sau Công nguyên đến nay, người Do Thái tiếp tục trở về Palestin để tái lập Israel.
40. H. Thời Chúa Giêsu, Palestin như thế nào?
T. Palestin thời Chúa Giêsu có diện tích khoảng 30.000 km2, phía Tây giáp Địa Trung Hải, phía Đông có sông Giođan xuyên qua hồ Tibêria và chảy vào Biển Chết, phía Nam giáp Ai Cập và Êthiôpia, phía Bắc giáp xứ Siria và Liban.
41. H. Thời ấy, Palestin chia làm mấy miền?
T. Palestin là một xứ đồi núi chia làm 3 miền vào thời Chúa Giêsu:
- Miền Bắc gọi là Galilê, là miền cao nguyên có người Do Thái và Dân Ngoại sống chung, buôn bán thịnh vượng;
- Miền Trung gọi là Samari, do Dân Ngoại chiếm ngụ, không đồng tôn giáo với người Do Thái;
- Miền Nam gọi là Giuđê do người Do Thái chính tông cư ngụ.
42. H. Tình hình chính trị của Palestin thời Chúa Giêsu thế nào?
T. Vào thời Chúa Giêsu, Palestin là một thuộc địa của đế quốc Rôma chia làm 3 miền do các nhà cầm quyền Rôma cai trị:
- Miền Bắc do vua Hêrôđê Antipa cai trị;
- Miền Samari và Giuđê do vua Akhêlao cai trị, sau bị truất phế, Rôma đặt một Tổng trấn cai trị. Thời Chúa Giêsu, đó là Phongxiô Philatô.
42. H. Cơ quan nào giữ quyền bính tối cao trên dân Do Thái?
T. Về mặt tôn giáo, dân Do Thái được hướng dẫn bởi Hội đồng Tối Cao gồm 71 thành viên được tuyển chọn giữa các Vị Thượng Tế, Ký Lục và Kỳ Lão đương nhiệm.
Hội đồng Tối Cao Do Thái có nhiệm vụ gìn giữ trật tự chung, điều hành đời sống tôn giáo, có quyền thu vài thứ thuế và có quyền xét xử.
43. H. Giới lãnh đạo thời Chúa Giêsu gồm những ai?
T. Giới lãnh đạo Do Thái gồm:
- Thầy Thượng Tế: trước thời vua Hêrôđê, chức Thượng Tế có tính cách cha truyền con nối. Nhưng về sau, chính quyền Rôma dành toàn quyền áp đặt vị Thượng Tế nào có lợi cho họ. Chức vụ này không tồn tại sau khi Giêrusalem bị phá hủy vào năm 70;
- Các Kỳ Lão: là các trưởng gia đình có thế giá, nắm giữ một số quyền bính thuộc phạm vi dân sự và tôn giáo.
- Các Ký Lục: Thời Chúa Giêsu, đó là những chuyên viên về Kinh Thánh Cựu Ước.
44. H. Sách Tân Ước nói đến mấy bè phái trong dân Do thái?
T. Hai bè phái: các Pharisêu (hay Biệt phái) và các Sađukhê.
45. H. Các Pharisêu là ai?
T. Pharisêu có nghĩa là đứng riêng ra, gồm một số người Do Thái nhiệt thành sùng đạo. Họ rất thông thạo luật Môsê và thông suốt các truyền thống tiền nhân. Họ tự buộc mình và buộc người khác phải giữ Lề Luật một cách tỉ mỉ và khắt khe đến nỗi gần như giả hình. Họ chú trọng đặc biệt tới luật nghỉ ngày Sa Bát, tin linh hồn bất tử và xác sẽ sống lại. Trong số các Ký Lục và Luật sĩ có đông người Biệt phái. Họ không tiếp tay cho người Rôma thống trị nên rất được lòng dân và có uy tín trên dân.
46. H. Các Sađukhê là ai?
T. Các Sađukhê là nhóm thuộc dòng Sađốc, thầy Tư Tế thời vua Đavít (x. 2 Sm 8, 17; 1 V 1, 34). Nhóm này thuộc thành phần giàu có, lại chạy theo ngoại bang nên ít được dân chúng tín nhiệm. Họ không tin linh hồn bất tử, không tin hạnh phúc đời sau.
TÒA GIÁM MỤC XUÂN LỘC
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét