GIÁO LÝ VÀO ĐỜI - BÀI 3
Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014
BÀI 3
THIÊN CHÚA NÓI VỚI CON NGƯỜI
TIN MỪNG VÀ SÁCH CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ
Giới thiệu tổng quát
1. Nội dung
Trong toàn bộ Thánh Kinh, các sách Tân Ước, đặc biệt là các sách Tin Mừng chiếm một địa vị quan trọng hơn cả. Tân Ước cho chúng ta biết Thiên Chúa đã thực hiện lời hứa cứu độ nhân loại như thế nào nơi Đức Giêsu. Tân Ước còn cho ta biết về Hội Thánh: những bước khởi đầu, sự phát triển kỳ diệu và sự kết thúc đầy vinh quang của Hội Thánh trong tương lai.
2. Tác giả
Do các tông đồ và các cộng sự viên của các ngài viết ra. Các sách đều được viết bằng tiếng Hy Lạp và được hình thành trong nửa sau thế kỷ thứ nhất từ năm 50-100.
Thánh Kinh Tân Ước gồm có: Bốn sách Tin Mừng do thánh Mátthêu, Maccô, Luca, Gioan biên soạn. Và sách Công vụ tông đồ.
14 thư thánh Phaolô gửi cho các giáo đoàn và các cá nhân.
7 thư chung: thư thánh Giacôbê, 2 thư thánh Phêrô, 3 thư thánh Gioan, thánh Giuđa, sách Khải huyền.
CÁC SÁCH TIN MỪNG
1. Tin Mừng là gì ?
Trong các sách Tân Ước, hạn từ Tin Mừng dùng để chỉ lời của Đức Giêsu rao giảng về Nước Trời và cũng chỉ lời của các tông đồ rao giảng về Đức Giêsu đã chết và phục sinh.
Về sau, hạn từ Tin Mừng được dùng để chỉ bốn tác phẩm đầu tiên của tập sách Tân Ước, nhằm loan báo Tin Mừng cho nhân loại là Con Một Thiên Chúa nhập thể làm người để cứu độ chúng ta.
2. Nội dung
Bốn sách Tin Mừng nói về cuộc đời và lời giáo huấn của Đức Giêsu. Ngài là Con Thiên Chúa làm người để cứu độ chúng ta, và để cho ta biết tình yêu của Thiên Chúa.
Các sách Tin Mừng không phải là một tập sách do các phóng viên ghi chép lại từng lời, từng việc làm của Đức Giêsu, nhưng là một tập sách được viết ra do cả một tập thể lãnh nhận, chia sẻ, suy niệm rồi biên soạn thành sách với sự hiểu biết sâu xa về những điều mà họ biết và sống với Đức Giêsu.
3. Tin Mừng Nhất Lãm
Khi đọc các sách Tin Mừng, chúng ta nhận thấy Tin Mừng theo thánh Mátthêu, Máccô và Luca có rất nhiều điểm giống nhau, như các trình thuật về các phép lạ, các sự kiện và những lời giảng dạy của Đức Giêsu,… nên người ta gọi ba Tin Mừng này là “Tin Mừng Nhất Lãm”.
- Tin Mừng theo Thánh Mátthêu
Trước khi theo Đức Giêsu Thánh Mátthêu có tên là Lêvi, ông làm nghề thu thuế. Thánh Mátthêu viết Tin Mừng vào khoảng năm 70-80, nhằm củng cố niềm tin của các Kitô hữu là người Do Thái. Ngài dùng Thánh Kinh Cựu Ước để minh chứng rằng: Đức Giêsu Nazaret đích thực là Đấng Mêsia, Đấng Cứu thế mà Thiên Chúa đã hứa ban cho dân Do Thái qua lời các ngôn sứ.
- Tin Mừng theo thánh Maccô
Thánh Maccô là môn đệ của thánh Phêrô. Thánh Maccô là bạn đồng hành với thánh Phaolo trên đường truyền giáo. Thánh nhân viết cuốn Tin Mừng này vào khoảng năm 65-70, thánh nhân viết cho cộng đoàn Do Thái sống ở nước ngoài, nhằm mình chứng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Dưới con mắt người đời, Đức Giêsu đã thất bại vì bị người ta chống đối và giết chết, nhưng Ngài là Đấng Cứu thế.
- Tin Mừng theo thánh Luca
Thánh Luca là một y sĩ, có tâm hồn nhậy cảm. Ngài là bạn tâm phúc của thánh Phaolo trên đường truyền giáo. Thánh nhân viết Tin Mừng này vào khoảng năm 70-80 nhắm vào những người Hy Lạp tòng giáo, để rao giảng lòng nhân từ của Đức Kitô với người tội lỗi, người cùng khổ. Đồng thời, Đức Giêsu là con người lịch sử và giáo huấn của Ngài xác thực.
4. Tin Mừng theo thánh Gioan
Thánh Gioan là người môn đệ Chúa yêu. Ông đã được sống trực tiếp với Đức Giêsu. Ông viết Tin Mừng để chúng ta tin Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu thế, và nhờ tin vào Người mà chúng ta được sống đời đời.
SÁCH CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ
1. Tác giả: Là tác phẩm thứ hai của thánh Luca. Tóm lược những trang sử đầu tiên của Hội Thánh, từ khi còn là hạt cải cho đến khi thành cây to cho chim trời đến nương náu.
2. Nội dung
Phần 1: (1,12 - 15,35) tường thuật những sinh hoạt đầu tiên của Hội Thánh, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, Hội Thánh lớn lên ngay giữa những chướng ngại của những người thù ghét và chống đối, cũng như những lời rao giảng Tin Mừng của thánh Phêrô trong khung cảnh thành Giêrusalem, xứ Giuđê và Syria.
Phần 2 (15,35 – 28,31) tập trung vào hành trình truyền giáo của thánh Phaolo, nhờ đó Tin Mừng được loan báo cho thế giới dân ngoại và Hội Thánh lan rộng khắp nơi.
PHẦN HỌC VIÊN
1. Các sách Tân Ước là những sách nào? Tại sao lại gọi là Tân Ước?
Tân Ước là những Sách Thánh được ghi chép từ sau khi Đức Giêsu về trời cho đến năm thánh Gioan Tông đồ qua đời (khoảng năm 100).
Gọi là Tân Ước vì đây là những Sách Thánh nói đến GIAO ƯỚC MỚI, được kí kết giữa Thiên Chúa và toàn thể con người do Đức Giêsu làm TRUNG GIAN. Giao Ước này được thiết lập bằng chính Máu Đức Giêsu.
2. Tân Ước dạy ta những điều gì?
- Các sách Tin Mừng thuật lại giáo huấn của Đức Giêsu về mầu nhiệm Nước Trời, trình bày sứ mệnh cứu độ của Đức Giêsu;
- Sách Công vụ Tông đồ ghi lại bước đầu của Hội Thánh nơi người Do Thái và Dân Ngoại;
- Các thư giải thích và đào sâu giáo huấn của Đức Giêsu;
- Và sách Khải Huyền, dùng những hình ảnh kì diệu mô tả cuộc chiến đấu và toàn thắng của Nước Thiên Chúa.
3. Thánh Mátthêu viết sách Tin Mừng năm nào?
Thánh Mátthêu viết sách Tin Mừng vào khoảng năm 70-80 cho người Do Thái sống tại Palestin để củng cố lòng tin của họ; ngài lấy Cựu Ước minh chứng Đức Giêsu Nazaret là Đấng Thiên Sai (Mêsia) mà Thiên Chúa đã hứa.
4. Tin Mừng theo thánh Mátthêu có đặc điểm nào?
- Trích dẫn nhiều Cựu Ước;
- Xếp đặt có thứ tự, gọn gàng, sáng sủa, có khuynh hướng tổng hợp Lời Chúa thành những bài giảng dài;
- Bàn giải sâu rộng về đề tài Hội Thánh;
- Có tính cách lịch sử, minh giáo.
5. Thánh Máccô viết Tin Mừng năm nào và mục đích gì?
Thánh Máccô viết sách Tin Mừng tại Rôma sau cuộc tử đạo của thánh Phêrô, vào khoảng năm 65-70. Thánh Máccô viết cho cộng đoàn Do Thái sống ở nước ngoài nhằm truyền giảng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa.
6. Tin Mừng theo thánh Máccô có những đặc điểm nào?
a. Từ ngữ giản dị, truyện kể sống động và chân thành.
b. Là bài Tin Mừng nguyên thủy và ngắn nhất.
c. Chịu ảnh hưởng tư tưởng của thánh Phaolô.
7. Thánh Luca viết Tin Mừng năm nào và mục đích gì?
Thánh Luca viết Tin Mừng sau khi thành Giêrusalem bị tàn phá, vào khoảng năm 70-80. Thánh Luca nhắm vào những người Hi Lạp tòng giáo, để trình bày Đức Giêsu là con người lịch sử và giáo huấn về Đức Giêsu là xác thực (x.Lc 1,1-4).
8. Tin Mừng của thánh Luca có những đặc điểm nào?
a. Là tác phẩm có giá trị văn chương và lịch sử.
b. Đề cao lòng nhân từ của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô.
c. Vai trò C.T.T trong đời sống Đức Giêsu và các môn đệ.
d. Là Tin Mừng của niềm vui trong cầu nguyện và hi sinh.
9. Thánh Gioan viết Tin Mừng năm nào và mục đích gì?
Thánh Gioan viết Tin Mừng vào những năm cuối cùng của thế kỉ thứ nhất. Thánh nhân viết Tin Mừng để độc giả tin rằng Đức Giêsu chính là Chúa Kitô (Đấng được xức dầu), Con Thiên Chúa và nhờ tin vào Người mà được sống đời đời (x.Ga 20,31).
10. Tin Mừng thánh Gioan có những đặc điểm nào?
a. Chứng từ của một niềm tin sống động vào Đức Giêsu. Một chứng từ giá trị lịch sử;
b. Có giá trị văn chương. Tác giả chọn lọc các trình thuật và soạn thảo các bài giảng;
c. Hoàn toàn hướng về Đức Kitô: Người là Ngôi Lời, là Con Thiên Chúa và Đấng Cứu Thế;
d. Nhấn mạnh đến đời sống tâm linh.
Thánh Luca là một y sĩ, có tâm hồn nhậy cảm. Ngài là bạn tâm phúc của thánh Phaolo trên đường truyền giáo. Thánh nhân viết Tin Mừng này vào khoảng năm 70-80 nhắm vào những người Hy Lạp tòng giáo, để rao giảng lòng nhân từ của Đức Kitô với người tội lỗi, người cùng khổ. Đồng thời, Đức Giêsu là con người lịch sử và giáo huấn của Ngài xác thực.
4. Tin Mừng theo thánh Gioan
Thánh Gioan là người môn đệ Chúa yêu. Ông đã được sống trực tiếp với Đức Giêsu. Ông viết Tin Mừng để chúng ta tin Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu thế, và nhờ tin vào Người mà chúng ta được sống đời đời.
SÁCH CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ
1. Tác giả: Là tác phẩm thứ hai của thánh Luca. Tóm lược những trang sử đầu tiên của Hội Thánh, từ khi còn là hạt cải cho đến khi thành cây to cho chim trời đến nương náu.
2. Nội dung
Phần 1: (1,12 - 15,35) tường thuật những sinh hoạt đầu tiên của Hội Thánh, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, Hội Thánh lớn lên ngay giữa những chướng ngại của những người thù ghét và chống đối, cũng như những lời rao giảng Tin Mừng của thánh Phêrô trong khung cảnh thành Giêrusalem, xứ Giuđê và Syria.
Phần 2 (15,35 – 28,31) tập trung vào hành trình truyền giáo của thánh Phaolo, nhờ đó Tin Mừng được loan báo cho thế giới dân ngoại và Hội Thánh lan rộng khắp nơi.
PHẦN HỌC VIÊN
1. Các sách Tân Ước là những sách nào? Tại sao lại gọi là Tân Ước?
Tân Ước là những Sách Thánh được ghi chép từ sau khi Đức Giêsu về trời cho đến năm thánh Gioan Tông đồ qua đời (khoảng năm 100).
Gọi là Tân Ước vì đây là những Sách Thánh nói đến GIAO ƯỚC MỚI, được kí kết giữa Thiên Chúa và toàn thể con người do Đức Giêsu làm TRUNG GIAN. Giao Ước này được thiết lập bằng chính Máu Đức Giêsu.
2. Tân Ước dạy ta những điều gì?
- Các sách Tin Mừng thuật lại giáo huấn của Đức Giêsu về mầu nhiệm Nước Trời, trình bày sứ mệnh cứu độ của Đức Giêsu;
- Sách Công vụ Tông đồ ghi lại bước đầu của Hội Thánh nơi người Do Thái và Dân Ngoại;
- Các thư giải thích và đào sâu giáo huấn của Đức Giêsu;
- Và sách Khải Huyền, dùng những hình ảnh kì diệu mô tả cuộc chiến đấu và toàn thắng của Nước Thiên Chúa.
3. Thánh Mátthêu viết sách Tin Mừng năm nào?
Thánh Mátthêu viết sách Tin Mừng vào khoảng năm 70-80 cho người Do Thái sống tại Palestin để củng cố lòng tin của họ; ngài lấy Cựu Ước minh chứng Đức Giêsu Nazaret là Đấng Thiên Sai (Mêsia) mà Thiên Chúa đã hứa.
4. Tin Mừng theo thánh Mátthêu có đặc điểm nào?
- Trích dẫn nhiều Cựu Ước;
- Xếp đặt có thứ tự, gọn gàng, sáng sủa, có khuynh hướng tổng hợp Lời Chúa thành những bài giảng dài;
- Bàn giải sâu rộng về đề tài Hội Thánh;
- Có tính cách lịch sử, minh giáo.
5. Thánh Máccô viết Tin Mừng năm nào và mục đích gì?
Thánh Máccô viết sách Tin Mừng tại Rôma sau cuộc tử đạo của thánh Phêrô, vào khoảng năm 65-70. Thánh Máccô viết cho cộng đoàn Do Thái sống ở nước ngoài nhằm truyền giảng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa.
6. Tin Mừng theo thánh Máccô có những đặc điểm nào?
a. Từ ngữ giản dị, truyện kể sống động và chân thành.
b. Là bài Tin Mừng nguyên thủy và ngắn nhất.
c. Chịu ảnh hưởng tư tưởng của thánh Phaolô.
7. Thánh Luca viết Tin Mừng năm nào và mục đích gì?
Thánh Luca viết Tin Mừng sau khi thành Giêrusalem bị tàn phá, vào khoảng năm 70-80. Thánh Luca nhắm vào những người Hi Lạp tòng giáo, để trình bày Đức Giêsu là con người lịch sử và giáo huấn về Đức Giêsu là xác thực (x.Lc 1,1-4).
8. Tin Mừng của thánh Luca có những đặc điểm nào?
a. Là tác phẩm có giá trị văn chương và lịch sử.
b. Đề cao lòng nhân từ của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô.
c. Vai trò C.T.T trong đời sống Đức Giêsu và các môn đệ.
d. Là Tin Mừng của niềm vui trong cầu nguyện và hi sinh.
9. Thánh Gioan viết Tin Mừng năm nào và mục đích gì?
Thánh Gioan viết Tin Mừng vào những năm cuối cùng của thế kỉ thứ nhất. Thánh nhân viết Tin Mừng để độc giả tin rằng Đức Giêsu chính là Chúa Kitô (Đấng được xức dầu), Con Thiên Chúa và nhờ tin vào Người mà được sống đời đời (x.Ga 20,31).
10. Tin Mừng thánh Gioan có những đặc điểm nào?
a. Chứng từ của một niềm tin sống động vào Đức Giêsu. Một chứng từ giá trị lịch sử;
b. Có giá trị văn chương. Tác giả chọn lọc các trình thuật và soạn thảo các bài giảng;
c. Hoàn toàn hướng về Đức Kitô: Người là Ngôi Lời, là Con Thiên Chúa và Đấng Cứu Thế;
d. Nhấn mạnh đến đời sống tâm linh.
Dom. Duy Khang, OP
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét