DẪN VÀO KINH THÁNH 3
Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014
Bài 3: KINH THÁNH CỰU ƯỚC
14. H. Cựu Ước là những sách nào?
T. Cựu Ước là những Sách Thánh được viết từ khoảng năm 1000 đến năm 100 trước Công nguyên, ghi lại GIAO ƯỚC giữa Thiên Chúa và dân Israel, chuẩn bị họ đón nhận Đấng Cứu Thế.
15. H. Sách Cựu Ước gồm bao nhiêu cuốn và được chia làm mấy loại?
T. Sách Cựu Ước gồm 46 cuốn và chia làm 4 loại:
1. Ngũ kinh: 5 cuốn đầu tiên trong bộ Kinh Thánh;
2. Lịch sử: 16 cuốn;
3. Giáo huấn: 7 cuốn;
4. Ngôn sứ: 18 cuốn.
16. H. Sách Cựu Ước dạy ta những chân lí căn bản nào?
T. Sách Cựu Ước dạy ta những chân lí căn bản này:
- Chỉ có MỘT THIÊN CHÚA là Đấng độc nhất ta phải tôn thờ;
- Thiên Chúa hằng yêu thương và trung thành với lời giao ước;
- Dù loài người (Israel) phản bội, Thiên Chúa vẫn hằng yêu thương, sẵn sàng thực hiện lời hứa ban ơn cứu độ;
- Khi dân trung thành, Thiên Chúa phù trợ, che chở; khi dân bất trung, Thiên Chúa cảnh tỉnh bằng những tai ương.
17. H. Cựu Ước có liên quan gì với Tân Ước?
T. Hiến chế Mặc Khải viết: “Thiên Chúa đã khôn ngoan sắp xếp cho Tân Ước được tiềm ẩn trong Cựu Ước và Cựu Ước trở nên sáng tỏ trong Tân Ước… Các sách Cựu Ước đạt được và bày tỏ đầy đủ trong Tân Ước. Ngược lại, Tân Ước cũng được sáng tỏ và giải thích nhờ Cựu Ước” (Hc. MK, số 16).
14. H. Cựu Ước là những sách nào?
T. Cựu Ước là những Sách Thánh được viết từ khoảng năm 1000 đến năm 100 trước Công nguyên, ghi lại GIAO ƯỚC giữa Thiên Chúa và dân Israel, chuẩn bị họ đón nhận Đấng Cứu Thế.
15. H. Sách Cựu Ước gồm bao nhiêu cuốn và được chia làm mấy loại?
T. Sách Cựu Ước gồm 46 cuốn và chia làm 4 loại:
1. Ngũ kinh: 5 cuốn đầu tiên trong bộ Kinh Thánh;
2. Lịch sử: 16 cuốn;
3. Giáo huấn: 7 cuốn;
4. Ngôn sứ: 18 cuốn.
16. H. Sách Cựu Ước dạy ta những chân lí căn bản nào?
T. Sách Cựu Ước dạy ta những chân lí căn bản này:
- Chỉ có MỘT THIÊN CHÚA là Đấng độc nhất ta phải tôn thờ;
- Thiên Chúa hằng yêu thương và trung thành với lời giao ước;
- Dù loài người (Israel) phản bội, Thiên Chúa vẫn hằng yêu thương, sẵn sàng thực hiện lời hứa ban ơn cứu độ;
- Khi dân trung thành, Thiên Chúa phù trợ, che chở; khi dân bất trung, Thiên Chúa cảnh tỉnh bằng những tai ương.
17. H. Cựu Ước có liên quan gì với Tân Ước?
T. Hiến chế Mặc Khải viết: “Thiên Chúa đã khôn ngoan sắp xếp cho Tân Ước được tiềm ẩn trong Cựu Ước và Cựu Ước trở nên sáng tỏ trong Tân Ước… Các sách Cựu Ước đạt được và bày tỏ đầy đủ trong Tân Ước. Ngược lại, Tân Ước cũng được sáng tỏ và giải thích nhờ Cựu Ước” (Hc. MK, số 16).
TÒA GIÁM MỤC XUÂN LỘC
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét