DẪN VÀO KINH THÁNH 8
Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014
Bài 8: SÁCH TIN MỪNG
47. H. Tin Mừng là gì?
T.Trước tiên, TIN MỪNG là tin vui mừng về ơn giải thoát mà Thiên Chúa ban cho loài người qua Chúa Giêsu Kitô. Sau đó, từ ngữ TIN MỪNG chỉ sự mở rộng TIN MỪNG, do các Tông đồ mang đến cho thế giới ngoại giáo. Và vào thế kỷ thứ hai, TIN MỪNG dùng để chỉ những sách ghi lại tin vui mừng ấy. Đó là 4 cuốn: Tin Mừng theo thánh Mátthêu, Máccô, Luca và Gioan.
48. H. Các sách Tin Mừng được hình thành như thế nào?
T. Có thể phác họa sự hình thành của các sách Tin Mừng như sau:
- Trước tiên, đó là những lời rao giảng của các Tông đồ. Các ngài đã nhớ lại và truyền lại tất cả những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm;
- Sau đó, các Thánh Sử chọn lựa trong số các điều truyền lại bằng miệng hay bằng tài liệu viết tay, tóm tắt và tùy nghi mà giải thích thêm nhưng vẫn giữ hình thức các bài giảng thuyết để truyền lại cho chúng ta những điều chân thật về Chúa Giêsu (x. Hc. MK số 19).
49. H. Các sách Tin Mừng được chép vào những năm nào?
T. Tin Mừng theo thánh Máccô được ghi nhận là sớm nhất vào khoảng năm 65-70, rồi đến Luca, Mátthêu vào khoảng năm 70-80. Tin Mừng theo thánh Gioan được ghi nhận viết vào khoảng năm 100 sau Công nguyên.
50. H. Tin Mừng Nhất Lãm là gì?
T. Ba cuốn Tin Mừng theo thánh Mátthêu, Máccô, Luca có bố cục và nội dung gần giống nhau đến nỗi có thể viết theo 3 cột song song với nhau và nhìn một lúc cả ba bản nên gọi là Tin Mừng Nhất Lãm (nhất là một, lãm là ngó, nhìn).
51. H. Tin Mừng Nhất Lãm có bố cục tổng quát thế nào?
T. Không kể thời niên thiếu, Tin Mừng Nhất Lãm đều mang những nét chính yếu này:
- Dẫn vào sứ vụ (Gioan Tẩy Giả rao giảng – Đức Giêsu chịu phép rửa, bị cám dỗ);
- Sứ vụ của Chúa Giêsu tại xứ Galilê và các miền phụ cận.
- Hành trình đi Giêrusalem và những ngày cuối cùng tại đó.
- Kết thúc là biến cố thương khó, chết và sống lại.
47. H. Tin Mừng là gì?
T.Trước tiên, TIN MỪNG là tin vui mừng về ơn giải thoát mà Thiên Chúa ban cho loài người qua Chúa Giêsu Kitô. Sau đó, từ ngữ TIN MỪNG chỉ sự mở rộng TIN MỪNG, do các Tông đồ mang đến cho thế giới ngoại giáo. Và vào thế kỷ thứ hai, TIN MỪNG dùng để chỉ những sách ghi lại tin vui mừng ấy. Đó là 4 cuốn: Tin Mừng theo thánh Mátthêu, Máccô, Luca và Gioan.
48. H. Các sách Tin Mừng được hình thành như thế nào?
T. Có thể phác họa sự hình thành của các sách Tin Mừng như sau:
- Trước tiên, đó là những lời rao giảng của các Tông đồ. Các ngài đã nhớ lại và truyền lại tất cả những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm;
- Sau đó, các Thánh Sử chọn lựa trong số các điều truyền lại bằng miệng hay bằng tài liệu viết tay, tóm tắt và tùy nghi mà giải thích thêm nhưng vẫn giữ hình thức các bài giảng thuyết để truyền lại cho chúng ta những điều chân thật về Chúa Giêsu (x. Hc. MK số 19).
49. H. Các sách Tin Mừng được chép vào những năm nào?
T. Tin Mừng theo thánh Máccô được ghi nhận là sớm nhất vào khoảng năm 65-70, rồi đến Luca, Mátthêu vào khoảng năm 70-80. Tin Mừng theo thánh Gioan được ghi nhận viết vào khoảng năm 100 sau Công nguyên.
50. H. Tin Mừng Nhất Lãm là gì?
T. Ba cuốn Tin Mừng theo thánh Mátthêu, Máccô, Luca có bố cục và nội dung gần giống nhau đến nỗi có thể viết theo 3 cột song song với nhau và nhìn một lúc cả ba bản nên gọi là Tin Mừng Nhất Lãm (nhất là một, lãm là ngó, nhìn).
51. H. Tin Mừng Nhất Lãm có bố cục tổng quát thế nào?
T. Không kể thời niên thiếu, Tin Mừng Nhất Lãm đều mang những nét chính yếu này:
- Dẫn vào sứ vụ (Gioan Tẩy Giả rao giảng – Đức Giêsu chịu phép rửa, bị cám dỗ);
- Sứ vụ của Chúa Giêsu tại xứ Galilê và các miền phụ cận.
- Hành trình đi Giêrusalem và những ngày cuối cùng tại đó.
- Kết thúc là biến cố thương khó, chết và sống lại.
TÒA GIÁM MỤC XUÂN LỘC.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét