Giỗ cha cố Giuse
Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014
Tu Sĩ Giuse Phạm Đức Sự
1916 – 1991
Năm 1931 nhập trường Đệ Tử Hải Dương.
Năm
1936 lãnh tu phục tại tập viện Quần Phương (Nam Định), và khấn Dòng ngày
24.12.1937. Hết một năm triết học tại tu viện Quần Phương,
Năm
1938, thầy Sự và các bạn đồng lớp được chuyển sang Học viện Rosaryhill Hong
Kong cho tới cuối tháng 4.1942. Năm ấy, Nhật Bản khai chiến với Anh Quốc, chiếm
Hong Kong, các sinh viên Đaminh Việt Nam phải hồi hương, tiếp tục chương trình
học tại Giáo hoàng Chủng viện Nam Định từ 1942-1944. Thầy Sự thụ phong linh mục
ngày 19.9.1943.
Mùa
hè năm 1944, tân linh mục được bổ nhiệm vào tu viện thánh phụ Đaminh Hải Dương,
dạy trường Đệ tử cho tới năm 1946. Từ năm 1946-1948, cha ở trụ sở Bề trên Phụ
Tỉnh tại Cát Đàm (Thái Bình). Ngày 30.9.1948, cha được cử làm phó xứ Ngọc Đồng
(Hưng Yên).
Từ
năm 1952-1954, cha coi sóc giáo xứ thị xã Hưng Yên với chức vụ chánh xứ.
Tháng
7.1954, cha Sự dẫn 14.000 giáo dân di cư (Tiên Chu, Ngọc Đồng, Sài Quất, Ngô
Xá, Tràng Quan…) định cư tại Hố Nai II, tỉnh Biên Hòa. Cha chỉ huy cả một công
trình phá rừng khai hoang. Trong vòng một tháng, khu rừng âm u nhường chỗ cho
những khu nhà tranh vách đất, dần dần mọc lên lớp lang thứ tự chung quanh ngôi
thánh đường bằng gỗ lợp tôn.
Ngày
30.10.1954, một giáo xứ mới được khai sinh mang tên Đức Mẹ Văn Côi, về sau
(1967) cải danh là Ngọc Đồng (vì đa số giáo dân gốc Ngọc Đồng).
Năm
1955, cha xứ có sáng kiến xây dựng Tu sĩ Dưỡng Đường, làm nơi hưu dưỡng cho các
thầy giảng di cư từ ngoài Bắc.
Năm
1957, tu xá Đức Mẹ Văn Côi được thành lập ngay tại khu nhà chung của giáo xứ,
và cha Sự đảm nhận chức vụ Bề trên tu xá, từ năm 1966-1973. Cha còn là thành
viên Hội đồng giáo phận Xuân Lộc, Giám đốc Dòng Ba giáo phận.
Giáo
dân Ngọc Đồng, sẵn có nghề gỗ trong tay, vốn tính cần cù và tiết kiệm, lại được
cha xứ có tài “kinh bang tế thế”, nên những ngôi nhà tranh vách đất, lần lượt
được thay thế bằng những ngôi nhà gỗ lợp tôn, rồi nhà đúc có lầu, trải dài hai
bên quốc lộ I, với những cửa hàng đồ gỗ, xưởng cưa, xưởng dệt, chợ búa (chợ
Thái Bình) rất sầm uất.
Nhưng
vinh dự và niềm tự hào lớn nhất của cha xứ Ngọc Đồng có lẽ là Viện Bác ái, vì
chính nơi đây thể hiện tình thương cao quí của đạo Công giáo. Viện khởi sự xây
cất vào cuối năm 1954, khánh thành ngày 10.2.1955, đón nhận những đồng bào xấu
số, không phân biệt tôn giáo : mù què, câm điếc, con côi mẹ góa… Không kể dãy
nhà ở, Viện còn có nguyện đường, phòng ăn, phòng phát thuốc, khu giải trí,
trường dạy nghề, trại trăn nuôi, vườn trồng rau. Ban Quản trị và Huấn nghiệp
gồm nhiều nữ tu Đaminh và giáo dân. Để tưởng thưởng công cuộc bác ái xã hội của
cha, Chính phủ đương thời đã trao tặng cha Chương mỹ Bội tinh (1966) và Xã hội
Bội tinh (1968).
Ngôi
thánh đường từ năm 1954 đã được thay thế bằng ngôi nhà gạch lợp tôn (1958). Cha
xứ cũng rất quan tâm đến vấn đề giáo dục giới trẻ. Từ đầu niên học 1961-1962,
cha xây dựng một trường Tiểu học, về sau được nâng lên Trung học, trao cho các
sư huynh Lasan điều khiển, mang tên Lasan Văn Côi.
Năm
1971, ngôi thánh đường bằng gạch lợp tôn được thay thế bằng tòa nhà lớn hơn :
dài 60m, rộng 30m, cao 12m với hai hàng cột to lớn chống đỡ cả một khối bê tông
khổng lồ làm mái che.
Sau
biến cố 30.4.1975, cha Giuse Phạm Đức Sự tỏ ra là một mục tử can đảm và khôn
ngoan, lãnh đạo giáo xứ qua những ngày cực kỳ khó khăn. Tháng 5.1975, cha được
bầu làm Bề trên tu viện thánh Tôma, Vũng Tàu, nhưng cả giáo xứ đồng thanh ái mộ
cha ở lại, và họ đã được toại nguyện.
Tháng
10.1986, cha hoàn thành ngọn tháp cao 20m với ba quả chuông.
Tháng
12.1987, cha sửa chữa và chỉnh trang tượng đài Đức Mẹ lộng lẫy, mỹ thuật, trên
khu đất rộng như một công trường.
Từ
cuối năm 1990, cha Sự cảm thấy yếu sức dần sau gần 50 năm phục vụ dân Chúa ở
ngoài Bắc cũng như ở trong Nam.
Từ
đầu năm 1991, cha nằm bệnh nhẫn nhục chịu mọi đau đớn, cho tới khi kiệt lực.
Ngày
29.5.1991, Chúa gọi người tôi trung về chốn nghỉ ngơi đời đời, thọ 75 tuổi.
Ngày 1.6.1991, Đức Giám mục giáo
phận Xuân Lộc chủ sự thánh lễ an táng với trên 200 linh mục đồng tế. Cha Sự
được an nghỉ ngay trong khuôn viên thánh đường giáo xứ.
(Trích từ Tưởng nhớ các anh em qua đời, Cơng vụ Tỉnh Hội 1994)
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét