GIÁO LÝ HÔN NHÂN - BÀI 5
Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014
Bài 5
Ta hãy vui mừng hoan hỉ, hãy tôn vinh Chúa!
Vì này đã đến rồi, tiệc cưới Chiên Con, và hiền thê của Ngài đã trang điểm sẵn sàng. Và nàng được mặc trúc bâu rạng ngời tinh sạch (Kh 19,7-8).
Tự bản chất, hôn nhân mang tính xã hội, vì nối kết đôi bạn trước mặt gia đình, bạn bè, cũng như trước mặt toàn thể xã hội. Chính vì thế, xã hội nào cũng có những quy định về cưới hỏi, tạo nên những phong tục, tập quán riêng. Đối với Kitô giáo, hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh và đã được Đức Kitô nâng lên hàng bí tích. Bởi vậy, đối với bí tích Hôn phối, Hội Thánh cũng có những thủ tục và lễ nghi nhằm diễn tả bản chất đích thực của giao ước hôn nhân, đồng thời giúp đôi tân hôn đón nhận dồi dào ơn sủng do bí tích Hôn phối mang lại. Là Kitô hữu Việt Nam, khi tổ chức hôn lễ, chúng ta cần diễn tả đức tin theo nét văn hoá truyền thống của mình.
1. Các thủ tục và nghi lễ dân sự
1.1. Các thủ tục về mặt dân luật
- Đăng ký kết hôn: tại Ủy ban Nhân dân, nơi đang cư trú (xã, phường, thị trấn) của một trong hai bên kết hôn [1].
Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật, cơ quan hữu trách sẽ kiểm tra hồ sơ; nếu xét thấy hai bên có đủ điều kiện thì sẽ tổ chức đăng ký kết hôn [2].
- Tổ chức đăng ký kết hôn: Khi tổ chức đăng ý kết hôn phải có mặt hai bên nam nữ. Đại diện cơ quan yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý, thì sẽ trao Giấy chứng nhận kết hôn [3].
1.2. Các nghi lễ theo truyền thống Việt Nam
Nghi lễ cưới hỏi của Việt Nam chịu ảnh hưởng khá nhiều văn hoá Trung Quốc. Theo sách xưa, việc hôn nhân gồm có: Nạp thái, Vấn danh, Nạp cát, Nạp tệ, Thỉnh kỳ, Thân nghinh [4]. Ngày nay, các lễ trên đã được đơn giản hoá và thu gọn vào trong ba lễ sau:
1.2.1. Lễ dạm hay chạm ngõ
Trước đây, việc hôn nhân là do cha mẹ ấn định qua người mai mối (ông mai bà mai), nên nhiều đôi trai gái không hề biết nhau. Lễ “chạm ngõ” là để chàng trai xem mặt cô gái, và cũng để cô gái thấy mặt chàng trai của mình. Đây cũng là dịp để gia đình hai bên chính thức xác nhận việc mai mối của ông mai bà mai.
Lễ dạm là nghi thức đầu tiên, sau khi đôi trai gái yêu nhau và được cha mẹ hai bên đồng ý. Dạm là ướm hỏi xem có ưng thuận không. Gia đình hai bên gặp nhau để xin cho đôi trai gái được chính thức đi lại tìm hiểu nhau. Nghi thức này thường được tổ chức giới hạn trong gia đình hai bên. Tuy nhiên, ngày nay nhiều nơi đã bỏ lễ này, chỉ còn giữ lễ đính hôn và lễ cưới.
1.2.2. Lễ đính hôn (hay lễ hỏi, đám nói hay đám hỏi)
Sau thời gian tìm hiểu, bên nhà trai mang lễ vật đến nhà gái chính thức xin cầu hôn. Lễ hỏi thường gồm trầu cau, rượu, chè (trà) và bánh trái. Tất cả được đựng trong hộp màu đỏ hoặc gói giấy đỏ vì màu đỏ chỉ sự vui mừng. Những lễ vật của nhà trai mang tới được nhà gái đặt một ít lên bàn thờ gia tiên. Lễ xong, bánh trái, trầu cau, chè được nhà gái “lại quả” cho nhà trai một ít, còn lại nhà gái dùng để chia cho họ hàng, thân quyến. Mục đích của việc chia bánh trái, biếu trầu cau là để báo tin cho họ hàng bạn bè nhà gái biết con gái mình đã đính hôn.
1.2.3. Lễ cưới (trai thì Thành Hôn, gái thì Vu Quy)
- Lễ Vu Quy:
Lễ cưới cử hành tại nhà gái được gọi là Lễ Vu Quy, tức là lễ cho con gái về nhà chồng. Trước đây, lễ này còn được gọi là lễ nghênh thân hay lễ nghênh hôn, vì trong lễ này chú rể phải tới nhà bố mẹ vợ để đón cô dâu. Bởi vậy, lễ nghênh thân còn được gọi là lễ đón dâu. Nhà trai đem lễ vật đến đặt trước bàn thờ. Nhà gái kiểm lại xem có đầy đủ như đã thỏa thuận không. Sau khi công nhận đầy đủ, thì cho thắp đèn trên bàn thờ để chú rể và cô dâu làm lễ gia tiên.
Chú rể lạy bốn lạy trước bàn thờ để trình diện gia tiên, tiếp đến cô dâu lạy để xin phép xuất giá. Sau đó, chú rể và cô dâu lạy ông bà, cha mẹ, cô dì, cậu mợ, chú bác, và họ hàng nhà gái. Đây cũng là lúc cha mẹ và những người trong thân tộc nhà gái tặng tiền hay quà cho dâu rể mới. Tiếp đến là tiệc mặn hay lạt. Cuối tiệc, trước khi cho đón dâu về nhà chồng, đại diện nhà gái gởi gắm cô dâu cho nhà trai, xin nhà trai đón nhận người con dâu vào trong gia đình và chỉ giáo thêm.
Tại Nam Bộ, Lễ Vu Quy được tổ chức long trọng ngày hôm trước lễ cưới. Trong lễ này, nhà gái mời tất cả thân tộc nội ngoại và cô dâu mời bạn bè dự tiệc. Thường chú rể cũng phải đến trong bữa tiệc này để trình diện dòng họ nhà gái. Tối hôm trước ngày cưới, thường có nghi lễ xuất giá rất cảm động, cô dâu lạy bàn thờ tổ tiên, rồi ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình. Lúc này, những người trong thân tộc tặng quà, tiền cho cô dâu.
- Lễ Thành Hôn:
Lễ cưới được tổ chức tại nhà trai gọi là lễ rước dâu. Đây mới chính là lễ Thành Hôn.
Đoàn rước về đến nhà trai, cô dâu được đưa đến trước bàn thờ để làm nghi lễ thành hôn. Nghi thức nổi bật nhất là đốt đèn trên bàn thờ gia tiên. Sau đó cô dâu lạy ông bà, cha mẹ chồng, chào những người trong dòng họ nhà chồng. Lúc này, những người trong thân quyến bên chồng sẽ tặng quà, tiền. Sau đó là nhập tiệc.
Cuối tiệc, đại diện nhà gái gởi gắm cô dâu cho nhà trai, và nhà trai giã từ nhà gái.
2. Các thủ tục và nghi lễ tôn giáo
2.1. Các thủ tục theo giáo luật
Các thủ tục của Hội Thánh có mục đích bảo đảm những điều kiện trên, giúp đôi bạn cử hành Bí tích Hôn phối được thành sự.
- Chuẩn bị: Khi có ý định tiến tới hôn nhân, hai bên nam nữ cần đến gặp cha xứ (thường là cha xứ bên nữ).
Cha xứ sẽ trao đổi và giúp anh chị làm tờ khai hôn phối, để biết anh chị có đúng là Kitô hữu không (đã Rửa tội, Rước lễ và Thêm sức chưa), có hiểu rõ ý nghĩa của hôn nhân Kitô giáo, có biết rõ nhiệm vụ của vợ chồng và cha mẹ Kitô hữu không [5]. Ngài sẽ giúp anh chị học hoặc ôn lại giáo lý hôn nhân cũng như cách sống đức tin trong đời sống hôn nhân và gia đình [6]. Việc chuẩn bị này là điều rất quan trọng để lời cam kết của hai anh chị trở thành một hành vi tự do và có trách nhiệm, cũng như hôn ước của anh chị có được nền tảng tự nhiên và siêu nhiên, vững chắc và lâu dài [7].
Để giúp anh chị kết hôn thành sự và hợp pháp theo như luật của Hội Thánh quy định, ngài cũng cần phải biết chắc hai anh chị không bị mắc ngăn trở nào [8]. Nếu có, ngài sẽ giúp anh chị giải quyết. Ngoài ra, anh chị cũng cần được hướng dẫn để hiểu rõ ý nghĩa các nghi thức khi cử hành bí tích Hôn phối [9].
- Nếu anh hoặc chị thuộc một giáo xứ khác thì phải trình giấy chứng nhận Rửa tội và Thêm sức. Việc chịu phép Rửa tội là cần thiết để lãnh nhận thành sự bí tích Hôn phối. Còn đối với bí tích Thêm sức, luật Hội Thánh quy định: “Người Công giáo nếu chưa Thêm sức, phải lãnh nhận bí tích này trước khi kết hôn [10]. Bí tích Thêm sức giúp củng cố và làm tăng trưởng đức tin trong đời sống vợ chồng và của con cái sau này. Riêng đối với bí tích Giao hoà và Thánh Thể, Hội Thánh khuyên: “Để lãnh nhận bí tích Hôn phối cho có kết quả, hết sức khuyên đôi vợ chồng lãnh nhận các bí tích Giao hoà và Thánh Thể [11].”
- Rao hôn phối [12] : Sau khi học hỏi giáo lý hôn nhân xong, nếu hai bên quyết định dứt khoát kết hôn, thì trình cho cha xứ bên gái biết. Ngài sẽ làm lời rao hôn phối và rao trong ba Chúa nhật ở giáo xứ của mỗi bên.
Việc rao hôn phối tại mỗi xứ nhằm để cho mọi người trong cộng đoàn biết, thêm lời cầu nguyện và xem xét có gì ngăn trở thì giải quyết trước hoặc trình báo với cha xứ, đồng thời cũng để ấn định lễ cưới [13].
Sau cùng, anh chị cũng cần nhớ: trước khi làm lễ cưới ở nhà thờ, anh chị phải hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn theo dân luật.
- Cử hành bí tích Hôn phối
. Địa điểm: tại nhà thờ giáo xứ của bên nữ hoặc bên nam. Nếu cử hành tại một nhà thờ khác hay một nhà nguyện, cần có phép của cha xứ [14].
. Nhân chứng: cần có 2 người làm chứng [15].
. Chứng hôn: Người chứng hôn là người hiện diện để đòi hỏi hai bên kết ước bày tỏ sự ưng thuận lấy nhau và nhân danh Hội Thánh đón nhận sự bày tỏ ấy. Bình thường, cha xứ là người chứng hôn [16]. Ngài có thể uỷ quyền cho các linh mục khác, hoặc phó tế chứng hôn [17]. Nơi nào thiếu linh mục và phó tế, Đức Giám mục giáo phận có thể uỷ quyền chứng hôn cho một giáo dân xứng hợp [18].
- Ghi sổ: Sau khi cử hành bí tích Hôn phối, đôi tân hôn, vị chứng hôn và hai người làm chứng ký tên vào Sổ Hôn phối [19]. Sau đó ghi việc kết hôn vào sổ rửa tội của đôi tân hôn [20].
2.2. Nghi thức bí tích Hôn phối
“Vì các bí tích đều liên quan trực tiếp đến Bí tích Thánh Thể nên bình thường Bí tích Hôn phối phải được cử hành trong Thánh lễ” [21]. “Trong thánh lễ, chúng ta tưởng niệm Giao Ước mới, trong đó Đức Kitô kết hiệp vĩnh viễn với Hội Thánh là Hiền Thê được Ngài yêu mến và hiến thân để thánh hoá. Do đó, bí tích Hôn phối được cử hành trong thánh lễ thật là thích hợp: đôi hôn phối bày tỏ sự ưng thuận hiến thân cho nhau bằng việc liên kết với Đức Kitô hiến thân cho Hội Thánh, đều được hiện tại hoá trong thánh lễ, và bằng việc rước lễ để nhờ kết hợp với Mình và Máu Đức Kitô, họ “trở thành một thân thể” trong Ngài [22].”
Nghi thức hôn phối được bắt đầu sau bài Phúc âm và bài giảng, gồm ba phần:
1. Phần một: Thẩm vấn đôi tân hôn
Chủ tế lần lượt hỏi cô dâu và chú rể ba câu hỏi về sự tự do, về việc yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời và về việc đón nhận con cái. Những câu hỏi này nhằm giúp đôi tân hôn chính thức xác nhận trước mặt mọi người rằng họ thực sự ý thức và trưởng thành khi quyết định kết hôn, nghĩa là có sự tự do để lấy nhau, chấp nhận ý nghĩa và mục đích của hôn nhân là yêu thương và chung thủy với nhau, sẵn sàng đón nhận và giáo dục con cái.
2. Phần hai: Trao đổi lời thề hứa
Đây là phần chủ yếu của bí tích Hôn phối. Đôi tân hôn sẽ trao đổi lời thề hứa nhận nhau làm vợ làm chồng và cam kết trung thành với nhau suốt đời.
3. Phần ba: Làm phép và trao nhẫn cưới
Chủ tế làm phép nhẫn, sau đó anh chị trao nhẫn cho nhau, như dấu chỉ của tình yêu và lòng trung thành. Tiếp đến, đôi tân hôn, hai người chứng và linh mục cùng ký tên vào Sổ Hôn phối. Sổ này được lưu trong văn khố của giáo xứ. Việc ký tên này cũng có thể được thực hiện sau thánh lễ.
Nghi thức Hôn phối kết thúc. Thánh lễ tiếp tục. Sau kinh Lạy Cha có một lời nguyện đặc biệt cầu cho đôi tân hôn. Hội Thánh khẩn cầu Chúa ban đầy ân sủng và phúc lộc cho đôi tân hôn để bản thân họ được thánh thiện và hạnh phúc, gia đình họ được hòa thuận và bền vững. Hội Thánh cũng nguyện xin ơn Thánh Thần cho họ vì “Chúa Thánh Thần là dấu ấn hôn ước của họ, là nguồn mạch tình yêu của họ, là sức mạnh giúp họ chung thuỷ [23].”
Các bài đọc Kinh Thánh được chọn riêng cho lễ Hôn phối xoay quanh ba ý chính:
- Mục đích, ý nghĩa, bản chất của tình yêu và hôn nhân Kitô giáo.
- Những con người mẫu mực trong đời sống hôn nhân và gia đình.
- Bổn phận và trách nhiệm của vợ chồng, cha mẹ, con cái trong đời sống hôn nhân và gia đình.
Đối với việc công bố Lời Chúa (đọc bài đọc 1 và 2), nên chọn trong số những người thân thuộc của đôi tân hôn, chẳng hạn như người làm chứng, anh chị em trong gia đình hoặc bè bạn. Lúc này, đôi tân hôn trước tiên phải là những người lắng nghe và đón nhận Lời Chúa đang công bố cho mình [24].
4 GHI NHỚ :
1. H. Khi quyết định tiến tới hôn nhân, đôi bạn cần làm những thủ tục nào?
T. Khi quyết định tiến tới hôn nhân, đôi bạn cần trình cha xứ để làm những việc này:
- Một là làm tờ khai hôn phối.
- Hai là được hướng dẫn về giáo lý hôn nhân.
- Ba là rao hôn phối.
- Bốn là quyết định ngày cử hành hôn lễ.
2. H. Về mặt dân sự, cần làm thủ tục nào?
T. Về mặt dân sự, cần đăng ký kết hôn tại Uỷ ban Nhân Dân Phường hoặc Xã nơi cư ngụ.
3. H. Vì sao Hội Thánh buộc các tín hữu cử hành hôn phối theo nghi thức của Hội Thánh?
T. Hội Thánh buộc các tín hữu cử hành hôn phối theo nghi thức của Hội Thánh vì bốn lý do này:
- Một là vì Bí tích Hôn phối là hành vi phụng vu.ï
- Hai là vì Hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh.
- Ba là vì cần phải có sự chắc chắén về sự kết hôn nên buộc phải có người làm chứng.
- Bốn là vì việc công khai bày tỏ sự ưng thuận sẽ giúp hai vợ chồng sống chung thuỷ với nhau.
4. H. Nghi thức bí tích hôn phối gồm mấy phần?
T. Nghi thức Bí tích Hôn phối gồm ba phần:
- Một là thẩm vấn đôi hôn phối về sự tự do, về việc yêu thương và tôn trọng nhau và về việc đón nhận con cái Chúa ban.
- Hai là trao đổi lời thề hứa.
- Ba là làm phép và trao nhẫn cưới.
4 GỢI Ý SUY NGHĨ :
1. Xin anh chị đọc và chia sẻ với nhau lời thề hứa mà anh chị sẽ trao đổi với nhau:
“Tôi là T., nhận anh (em) T. làm chồng (vợ), và hứa giữ lòng chung thủy với anh (em), khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng anh (em) suốt đời tôi”.
2. Xin anh chị đọc lại lời cầu nguyện cho đôi tân hôn trong Thánh lễ (sau Kinh Lạy Cha). Hội Thánh cầu nguyện cho họ những gì? Anh chị sẽ cố gắng thực hiện những điều đó trong đời sống hôn nhân và gia đình của mình như thế nào?
4 CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, khi tạo dựng loài người có nam có nữ, Chúa đã muốn cho cả hai nên một. Xin Chúa thương tuôn đổ ơn phúc dồi dào trên các đôi vợ chồng, giúp họ sống trọn tình vẹn nghĩa với nhau và biết mở rộng tình yêu thương đến mọi người, để làm chứng cho tình yêu thương vô biên của Chúa. Amen.
Các thủ tục và nghi lễ Hôn phối
Ta hãy vui mừng hoan hỉ, hãy tôn vinh Chúa!
Vì này đã đến rồi, tiệc cưới Chiên Con, và hiền thê của Ngài đã trang điểm sẵn sàng. Và nàng được mặc trúc bâu rạng ngời tinh sạch (Kh 19,7-8).
Tự bản chất, hôn nhân mang tính xã hội, vì nối kết đôi bạn trước mặt gia đình, bạn bè, cũng như trước mặt toàn thể xã hội. Chính vì thế, xã hội nào cũng có những quy định về cưới hỏi, tạo nên những phong tục, tập quán riêng. Đối với Kitô giáo, hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh và đã được Đức Kitô nâng lên hàng bí tích. Bởi vậy, đối với bí tích Hôn phối, Hội Thánh cũng có những thủ tục và lễ nghi nhằm diễn tả bản chất đích thực của giao ước hôn nhân, đồng thời giúp đôi tân hôn đón nhận dồi dào ơn sủng do bí tích Hôn phối mang lại. Là Kitô hữu Việt Nam, khi tổ chức hôn lễ, chúng ta cần diễn tả đức tin theo nét văn hoá truyền thống của mình.
1. Các thủ tục và nghi lễ dân sự
1.1. Các thủ tục về mặt dân luật
- Đăng ký kết hôn: tại Ủy ban Nhân dân, nơi đang cư trú (xã, phường, thị trấn) của một trong hai bên kết hôn [1].
Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật, cơ quan hữu trách sẽ kiểm tra hồ sơ; nếu xét thấy hai bên có đủ điều kiện thì sẽ tổ chức đăng ký kết hôn [2].
- Tổ chức đăng ký kết hôn: Khi tổ chức đăng ý kết hôn phải có mặt hai bên nam nữ. Đại diện cơ quan yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý, thì sẽ trao Giấy chứng nhận kết hôn [3].
1.2. Các nghi lễ theo truyền thống Việt Nam
Nghi lễ cưới hỏi của Việt Nam chịu ảnh hưởng khá nhiều văn hoá Trung Quốc. Theo sách xưa, việc hôn nhân gồm có: Nạp thái, Vấn danh, Nạp cát, Nạp tệ, Thỉnh kỳ, Thân nghinh [4]. Ngày nay, các lễ trên đã được đơn giản hoá và thu gọn vào trong ba lễ sau:
1.2.1. Lễ dạm hay chạm ngõ
Trước đây, việc hôn nhân là do cha mẹ ấn định qua người mai mối (ông mai bà mai), nên nhiều đôi trai gái không hề biết nhau. Lễ “chạm ngõ” là để chàng trai xem mặt cô gái, và cũng để cô gái thấy mặt chàng trai của mình. Đây cũng là dịp để gia đình hai bên chính thức xác nhận việc mai mối của ông mai bà mai.
Lễ dạm là nghi thức đầu tiên, sau khi đôi trai gái yêu nhau và được cha mẹ hai bên đồng ý. Dạm là ướm hỏi xem có ưng thuận không. Gia đình hai bên gặp nhau để xin cho đôi trai gái được chính thức đi lại tìm hiểu nhau. Nghi thức này thường được tổ chức giới hạn trong gia đình hai bên. Tuy nhiên, ngày nay nhiều nơi đã bỏ lễ này, chỉ còn giữ lễ đính hôn và lễ cưới.
1.2.2. Lễ đính hôn (hay lễ hỏi, đám nói hay đám hỏi)
Sau thời gian tìm hiểu, bên nhà trai mang lễ vật đến nhà gái chính thức xin cầu hôn. Lễ hỏi thường gồm trầu cau, rượu, chè (trà) và bánh trái. Tất cả được đựng trong hộp màu đỏ hoặc gói giấy đỏ vì màu đỏ chỉ sự vui mừng. Những lễ vật của nhà trai mang tới được nhà gái đặt một ít lên bàn thờ gia tiên. Lễ xong, bánh trái, trầu cau, chè được nhà gái “lại quả” cho nhà trai một ít, còn lại nhà gái dùng để chia cho họ hàng, thân quyến. Mục đích của việc chia bánh trái, biếu trầu cau là để báo tin cho họ hàng bạn bè nhà gái biết con gái mình đã đính hôn.
1.2.3. Lễ cưới (trai thì Thành Hôn, gái thì Vu Quy)
- Lễ Vu Quy:
Lễ cưới cử hành tại nhà gái được gọi là Lễ Vu Quy, tức là lễ cho con gái về nhà chồng. Trước đây, lễ này còn được gọi là lễ nghênh thân hay lễ nghênh hôn, vì trong lễ này chú rể phải tới nhà bố mẹ vợ để đón cô dâu. Bởi vậy, lễ nghênh thân còn được gọi là lễ đón dâu. Nhà trai đem lễ vật đến đặt trước bàn thờ. Nhà gái kiểm lại xem có đầy đủ như đã thỏa thuận không. Sau khi công nhận đầy đủ, thì cho thắp đèn trên bàn thờ để chú rể và cô dâu làm lễ gia tiên.
Chú rể lạy bốn lạy trước bàn thờ để trình diện gia tiên, tiếp đến cô dâu lạy để xin phép xuất giá. Sau đó, chú rể và cô dâu lạy ông bà, cha mẹ, cô dì, cậu mợ, chú bác, và họ hàng nhà gái. Đây cũng là lúc cha mẹ và những người trong thân tộc nhà gái tặng tiền hay quà cho dâu rể mới. Tiếp đến là tiệc mặn hay lạt. Cuối tiệc, trước khi cho đón dâu về nhà chồng, đại diện nhà gái gởi gắm cô dâu cho nhà trai, xin nhà trai đón nhận người con dâu vào trong gia đình và chỉ giáo thêm.
Tại Nam Bộ, Lễ Vu Quy được tổ chức long trọng ngày hôm trước lễ cưới. Trong lễ này, nhà gái mời tất cả thân tộc nội ngoại và cô dâu mời bạn bè dự tiệc. Thường chú rể cũng phải đến trong bữa tiệc này để trình diện dòng họ nhà gái. Tối hôm trước ngày cưới, thường có nghi lễ xuất giá rất cảm động, cô dâu lạy bàn thờ tổ tiên, rồi ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình. Lúc này, những người trong thân tộc tặng quà, tiền cho cô dâu.
- Lễ Thành Hôn:
Lễ cưới được tổ chức tại nhà trai gọi là lễ rước dâu. Đây mới chính là lễ Thành Hôn.
Đoàn rước về đến nhà trai, cô dâu được đưa đến trước bàn thờ để làm nghi lễ thành hôn. Nghi thức nổi bật nhất là đốt đèn trên bàn thờ gia tiên. Sau đó cô dâu lạy ông bà, cha mẹ chồng, chào những người trong dòng họ nhà chồng. Lúc này, những người trong thân quyến bên chồng sẽ tặng quà, tiền. Sau đó là nhập tiệc.
Cuối tiệc, đại diện nhà gái gởi gắm cô dâu cho nhà trai, và nhà trai giã từ nhà gái.
2. Các thủ tục và nghi lễ tôn giáo
2.1. Các thủ tục theo giáo luật
Các thủ tục của Hội Thánh có mục đích bảo đảm những điều kiện trên, giúp đôi bạn cử hành Bí tích Hôn phối được thành sự.
- Chuẩn bị: Khi có ý định tiến tới hôn nhân, hai bên nam nữ cần đến gặp cha xứ (thường là cha xứ bên nữ).
Cha xứ sẽ trao đổi và giúp anh chị làm tờ khai hôn phối, để biết anh chị có đúng là Kitô hữu không (đã Rửa tội, Rước lễ và Thêm sức chưa), có hiểu rõ ý nghĩa của hôn nhân Kitô giáo, có biết rõ nhiệm vụ của vợ chồng và cha mẹ Kitô hữu không [5]. Ngài sẽ giúp anh chị học hoặc ôn lại giáo lý hôn nhân cũng như cách sống đức tin trong đời sống hôn nhân và gia đình [6]. Việc chuẩn bị này là điều rất quan trọng để lời cam kết của hai anh chị trở thành một hành vi tự do và có trách nhiệm, cũng như hôn ước của anh chị có được nền tảng tự nhiên và siêu nhiên, vững chắc và lâu dài [7].
Để giúp anh chị kết hôn thành sự và hợp pháp theo như luật của Hội Thánh quy định, ngài cũng cần phải biết chắc hai anh chị không bị mắc ngăn trở nào [8]. Nếu có, ngài sẽ giúp anh chị giải quyết. Ngoài ra, anh chị cũng cần được hướng dẫn để hiểu rõ ý nghĩa các nghi thức khi cử hành bí tích Hôn phối [9].
- Nếu anh hoặc chị thuộc một giáo xứ khác thì phải trình giấy chứng nhận Rửa tội và Thêm sức. Việc chịu phép Rửa tội là cần thiết để lãnh nhận thành sự bí tích Hôn phối. Còn đối với bí tích Thêm sức, luật Hội Thánh quy định: “Người Công giáo nếu chưa Thêm sức, phải lãnh nhận bí tích này trước khi kết hôn [10]. Bí tích Thêm sức giúp củng cố và làm tăng trưởng đức tin trong đời sống vợ chồng và của con cái sau này. Riêng đối với bí tích Giao hoà và Thánh Thể, Hội Thánh khuyên: “Để lãnh nhận bí tích Hôn phối cho có kết quả, hết sức khuyên đôi vợ chồng lãnh nhận các bí tích Giao hoà và Thánh Thể [11].”
- Rao hôn phối [12] : Sau khi học hỏi giáo lý hôn nhân xong, nếu hai bên quyết định dứt khoát kết hôn, thì trình cho cha xứ bên gái biết. Ngài sẽ làm lời rao hôn phối và rao trong ba Chúa nhật ở giáo xứ của mỗi bên.
Việc rao hôn phối tại mỗi xứ nhằm để cho mọi người trong cộng đoàn biết, thêm lời cầu nguyện và xem xét có gì ngăn trở thì giải quyết trước hoặc trình báo với cha xứ, đồng thời cũng để ấn định lễ cưới [13].
Sau cùng, anh chị cũng cần nhớ: trước khi làm lễ cưới ở nhà thờ, anh chị phải hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn theo dân luật.
- Cử hành bí tích Hôn phối
. Địa điểm: tại nhà thờ giáo xứ của bên nữ hoặc bên nam. Nếu cử hành tại một nhà thờ khác hay một nhà nguyện, cần có phép của cha xứ [14].
. Nhân chứng: cần có 2 người làm chứng [15].
. Chứng hôn: Người chứng hôn là người hiện diện để đòi hỏi hai bên kết ước bày tỏ sự ưng thuận lấy nhau và nhân danh Hội Thánh đón nhận sự bày tỏ ấy. Bình thường, cha xứ là người chứng hôn [16]. Ngài có thể uỷ quyền cho các linh mục khác, hoặc phó tế chứng hôn [17]. Nơi nào thiếu linh mục và phó tế, Đức Giám mục giáo phận có thể uỷ quyền chứng hôn cho một giáo dân xứng hợp [18].
- Ghi sổ: Sau khi cử hành bí tích Hôn phối, đôi tân hôn, vị chứng hôn và hai người làm chứng ký tên vào Sổ Hôn phối [19]. Sau đó ghi việc kết hôn vào sổ rửa tội của đôi tân hôn [20].
2.2. Nghi thức bí tích Hôn phối
“Vì các bí tích đều liên quan trực tiếp đến Bí tích Thánh Thể nên bình thường Bí tích Hôn phối phải được cử hành trong Thánh lễ” [21]. “Trong thánh lễ, chúng ta tưởng niệm Giao Ước mới, trong đó Đức Kitô kết hiệp vĩnh viễn với Hội Thánh là Hiền Thê được Ngài yêu mến và hiến thân để thánh hoá. Do đó, bí tích Hôn phối được cử hành trong thánh lễ thật là thích hợp: đôi hôn phối bày tỏ sự ưng thuận hiến thân cho nhau bằng việc liên kết với Đức Kitô hiến thân cho Hội Thánh, đều được hiện tại hoá trong thánh lễ, và bằng việc rước lễ để nhờ kết hợp với Mình và Máu Đức Kitô, họ “trở thành một thân thể” trong Ngài [22].”
Nghi thức hôn phối được bắt đầu sau bài Phúc âm và bài giảng, gồm ba phần:
1. Phần một: Thẩm vấn đôi tân hôn
Chủ tế lần lượt hỏi cô dâu và chú rể ba câu hỏi về sự tự do, về việc yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời và về việc đón nhận con cái. Những câu hỏi này nhằm giúp đôi tân hôn chính thức xác nhận trước mặt mọi người rằng họ thực sự ý thức và trưởng thành khi quyết định kết hôn, nghĩa là có sự tự do để lấy nhau, chấp nhận ý nghĩa và mục đích của hôn nhân là yêu thương và chung thủy với nhau, sẵn sàng đón nhận và giáo dục con cái.
2. Phần hai: Trao đổi lời thề hứa
Đây là phần chủ yếu của bí tích Hôn phối. Đôi tân hôn sẽ trao đổi lời thề hứa nhận nhau làm vợ làm chồng và cam kết trung thành với nhau suốt đời.
3. Phần ba: Làm phép và trao nhẫn cưới
Chủ tế làm phép nhẫn, sau đó anh chị trao nhẫn cho nhau, như dấu chỉ của tình yêu và lòng trung thành. Tiếp đến, đôi tân hôn, hai người chứng và linh mục cùng ký tên vào Sổ Hôn phối. Sổ này được lưu trong văn khố của giáo xứ. Việc ký tên này cũng có thể được thực hiện sau thánh lễ.
Nghi thức Hôn phối kết thúc. Thánh lễ tiếp tục. Sau kinh Lạy Cha có một lời nguyện đặc biệt cầu cho đôi tân hôn. Hội Thánh khẩn cầu Chúa ban đầy ân sủng và phúc lộc cho đôi tân hôn để bản thân họ được thánh thiện và hạnh phúc, gia đình họ được hòa thuận và bền vững. Hội Thánh cũng nguyện xin ơn Thánh Thần cho họ vì “Chúa Thánh Thần là dấu ấn hôn ước của họ, là nguồn mạch tình yêu của họ, là sức mạnh giúp họ chung thuỷ [23].”
Các bài đọc Kinh Thánh được chọn riêng cho lễ Hôn phối xoay quanh ba ý chính:
- Mục đích, ý nghĩa, bản chất của tình yêu và hôn nhân Kitô giáo.
- Những con người mẫu mực trong đời sống hôn nhân và gia đình.
- Bổn phận và trách nhiệm của vợ chồng, cha mẹ, con cái trong đời sống hôn nhân và gia đình.
Đối với việc công bố Lời Chúa (đọc bài đọc 1 và 2), nên chọn trong số những người thân thuộc của đôi tân hôn, chẳng hạn như người làm chứng, anh chị em trong gia đình hoặc bè bạn. Lúc này, đôi tân hôn trước tiên phải là những người lắng nghe và đón nhận Lời Chúa đang công bố cho mình [24].
4 GHI NHỚ :
1. H. Khi quyết định tiến tới hôn nhân, đôi bạn cần làm những thủ tục nào?
T. Khi quyết định tiến tới hôn nhân, đôi bạn cần trình cha xứ để làm những việc này:
- Một là làm tờ khai hôn phối.
- Hai là được hướng dẫn về giáo lý hôn nhân.
- Ba là rao hôn phối.
- Bốn là quyết định ngày cử hành hôn lễ.
2. H. Về mặt dân sự, cần làm thủ tục nào?
T. Về mặt dân sự, cần đăng ký kết hôn tại Uỷ ban Nhân Dân Phường hoặc Xã nơi cư ngụ.
3. H. Vì sao Hội Thánh buộc các tín hữu cử hành hôn phối theo nghi thức của Hội Thánh?
T. Hội Thánh buộc các tín hữu cử hành hôn phối theo nghi thức của Hội Thánh vì bốn lý do này:
- Một là vì Bí tích Hôn phối là hành vi phụng vu.ï
- Hai là vì Hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh.
- Ba là vì cần phải có sự chắc chắén về sự kết hôn nên buộc phải có người làm chứng.
- Bốn là vì việc công khai bày tỏ sự ưng thuận sẽ giúp hai vợ chồng sống chung thuỷ với nhau.
4. H. Nghi thức bí tích hôn phối gồm mấy phần?
T. Nghi thức Bí tích Hôn phối gồm ba phần:
- Một là thẩm vấn đôi hôn phối về sự tự do, về việc yêu thương và tôn trọng nhau và về việc đón nhận con cái Chúa ban.
- Hai là trao đổi lời thề hứa.
- Ba là làm phép và trao nhẫn cưới.
4 GỢI Ý SUY NGHĨ :
1. Xin anh chị đọc và chia sẻ với nhau lời thề hứa mà anh chị sẽ trao đổi với nhau:
“Tôi là T., nhận anh (em) T. làm chồng (vợ), và hứa giữ lòng chung thủy với anh (em), khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng anh (em) suốt đời tôi”.
2. Xin anh chị đọc lại lời cầu nguyện cho đôi tân hôn trong Thánh lễ (sau Kinh Lạy Cha). Hội Thánh cầu nguyện cho họ những gì? Anh chị sẽ cố gắng thực hiện những điều đó trong đời sống hôn nhân và gia đình của mình như thế nào?
4 CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, khi tạo dựng loài người có nam có nữ, Chúa đã muốn cho cả hai nên một. Xin Chúa thương tuôn đổ ơn phúc dồi dào trên các đôi vợ chồng, giúp họ sống trọn tình vẹn nghĩa với nhau và biết mở rộng tình yêu thương đến mọi người, để làm chứng cho tình yêu thương vô biên của Chúa. Amen.
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét